Menu
Thi công móng băng là một quy trình quan trọng trong xây dựng. Xây móng băng tốt giúp nâng đỡ kết cấu nhà vững chắc. Cùng Gamiecocharm tìm hiểu móng băng là gì và cách thi công móng băng trong xây dựng trong bài viết dưới đây nhé!
Móng băng là gì?
Móng băng (tiếng Anh: Strap footing) là loại móng nằm phía dưới các cột. Chúng thường có dạng dải dài chữ nhật hoặc giao nhau theo hình chữ thập. Móng băng có tác dụng chịu lực cho tường hoặc cột, nâng đỡ kết cấu của cả tòa nhà.
Móng băng được dùng nhiều trong các công trình nhà dân dụng nhờ độ lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn. Móng băng có thể được xây dựng dưới dạng móng cứng, móng mềm hoặc kết hợp cả hai.
Kết cấu móng băng
Cấu tạo theo phương, móng băng được chia thành:
- Móng băng 1 phương: là loại móng băng chỉ theo 1 chiều dài hoặc chiều rộng của công trình như những đường thẳng song song. Khoảng cách giữa các đường tùy vào diện tích của ngôi nhà.
- Móng băng 2 phương: là những móng băng giao nhau như ô vuông trong bàn cờ.
Móng băng ở hồi nhà thường phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng tường ngăn.
Theo độ cứng, móng băng thường có 3 loại: móng cứng, móng mềm và móng kết hợp.
Móng băng gồm 1 lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối dầm móng.
Kích thước của các bộ phận
- Lớp bê tông lót dày 100mm.
- Kích thước bản móng phổ thông: (900-1200)x350 (mm).
- Kích thước dầm móng phổ thông: 300x(500-800) (mm).
- Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.
- Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.
Ưu – nhược điểm của móng băng trong xây dựng
Móng băng có tác dụn giúp tường và cột đứng thẳng trong suốt quá trình thi công. Bên cạnh đó, móng băng còn có tác dụng làm giảm áp lực đáy móng, đảm bảo truyền tải trọng lượng của công trình xuống đều cho các cọc bê tông ở phía dưới.
Đối với các công trình từ 3 tầng trở lên, chủ nhà thường dùng móng băng; còn các công trình thi công 1,2 tầng thì sẽ sử dụng móng đơn.
Tuy nhiên, móng băng có chiều sâu chôn móng nhỏ nên độ ổn định, chống trượt, lật của móng kém. Hơn nữa các lớp đất ở phía trên có sức chịu tải kém, nên sức chịu tải của phần nền móng sẽ kém đi. Do đó kết cấu này chỉ dùng cho công trình nhỏ.
Tác dụng của móng băng trong kết cấu nhà
Kết cấu móng băng có tác dụng giúp tường và cột đứng thẳng trong quá trình thi công. Bên cạnh đó, nó còn giúp đảm bảo truyền tải trọng lượng của công trình xuống đều cho các cọc bê tông ở phía dưới và làm giảm áp lực đáy móng.
Đối với các loại công trình từ 3 tầng trở lên người ta thường sử dụng móng băng. Còn các công trình thi công 1, 2 tầng thì sẽ sử dụng móng đơn.
Tuy nhiên, nhược điểm của móng băng có chiều sâu chôn móng nông nên độ ổn định, chống trượt, lật của móng kém. Ngoài ra, nó cũng chỉ dùng được cho các công trình nhỏ vì sức chịu tải của phần nền móng kém.
Quy trình thi công móng băng
Dưới đây là các bước thi công móng băng.
Giải phóng mặt bằng
Trước khi tiến hành thi công móng băng, đơn vị thi công sẽ giải phóng mặt bằng khu đất xây dựng, san bằng khu đất thật đều. Đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các máy móc, thiết bị cần thiết và các nguyên liệu như sắt, thép, xi măng… để đáp ứng đầy đủ các thông số kỹ thuật.
San lấp mặt bằng
Công tác cốt thép
Cốt thép cần gia công theo đúng thiết kế, thép cần được uốn nắn thẳng, có độ dẻo dai để dễ dàng uốn nắn phù hợp với công trình. Các thanh thép cần phải có vẩy sát và các lớp gỉ. Các thanh thép cần phải có chất lượng tốt, tuy nhiên thép cũng có thể bị hẹp, bị giảm diện tích nhưng không được quá giới hạn 2% đường kính.
Thi công cốp pha
Công tác cốp pha là công đoạn thi công quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền chắc của công trình xây dựng. Chính vì vậy, trước khi thi công cốp pha, cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng, thi công chắc chắn và đúng với mẫu thiết kế.
Bên cạnh đó, cây chống cần được xây dựng đúng quy trình và đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Hơn nữa, mật độ của cây chống cần được chính xác cụ thể và tỉ mỉ.
Gỗ chống cần được chống xuôi, chân đế cây chống phải được làm bằng gỗ để chắc chắn, tránh tình trạng bị xê dịch trong quá trình thi công.
Đổ bê tông
Đổ bê tông là bước cuối cùng và quan trọng trong công đoạn thi công móng băng. Khi tiến hành đổ bê tông cần làm đúng theo quy chuẩn quy phạm xây dựng nhà ở. Ngoài ra còn phải đảm bảo bê tông được đổ đầy và chắc chắn, không được trộn lẫn rác vào bê tông.
Khi tiến hành đổ bê tông, nên đổ móng từ xa đến gần, phải bắc sàn công tác ngang qua hố móng để không đứng trực tiếp trên thành cốp pha hoặc cốp thép làm lệch vị trí.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu được móng băng là gì. Chúc bạn thành công!